Share

cover art for Cách Làm Chè Bưởi 🍵

Thật Là Ngon Podcast

Cách Làm Chè Bưởi 🍵

Season 1, Ep. 5

Trời nóng quá! Có cốc chè bưởi thì còn gì bằng nhỉ? Cùng team Thật Là Ngon tìm hiểu cách làm chè bưởi giải khát những hôm trời nóng như đổ lửa nhé.

Ngày hè nắng nóng, món chè là món được săn đón nhiều nhất. Vị mát lạnh của đá kèm vị ngọt thanh của món chè sẽ giúp xua tan đi những cơn nóng như lửa đốt. Việt Nam từ Bắc vào Nam có vô vàn món chè ngon miệng khác nhau mang đặc trưng mỗi vùng miền. Nhưng khi nhắc đến món chè bưởi thì không ai là không biết. Vì độ hấp dẫn của mình nên mật độ xuất hiện của món chè này rất lớn. Nó luôn có mặt trong các quán ăn vặt, kem chè. Thậm chí nó là món duy nhất làm nên thương hiệu của một quán giải khát. Chỉ như vậy thôi thì bạn đã biết món chè bưởi này hấp dẫn như thế nào rồi.

Bưởi là một loại quả vô cùng tốt đối với sức khỏe con người. Quả bưởi được người Việt tận dụng từ trong ra ngoài, không bỏ phí bất cứ một thứ gì trên mình nó. Ruột bưởi cung cấp lượng vitamin C lớn cho cơ thể khi ăn nên được sử dụng để ép nước, ăn trực tiếp vô cùng ngon miệng. Còn vỏ bưởi tưởng như vô tác dụng nhưng hoàn toàn không phải. Với bàn tay khéo léo của người Việt, nó đã trở thành một món chè vô cùng ngon miệng.

Món chè bưởi được bắt nguồn từ vùng Tây Nam Bộ, nơi đây là vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Không chỉ món chè bưởi mà người dân nơi đây còn sáng tạo ra vô vàn món ăn thú vị từ trái cây. Nhưng để tự mình áp dụng cách làm chè bưởi chuẩn vị phiên bản gốc thì không phải ai cũng làm được. Nếu các chị em có nung nấu ý định chiêu đãi gia đình mình bằng món chè bưởi ngon miệng này thì hãy tham khảo công thức cách làm chè bưởi dưới đây. Chắc chắn bạn có thể tự tay làm ra được món chè vô cùng ngon miệng.

Print
Cách Làm Chè Bưởi
Vị mát lạnh của đá kèm vị ngọt thanh của món chè sẽ giúp xua tan đi những cơn nóng như lửa đốt.
Course Dessert
Đặc sản Việt nam
Keyword bưởi, chè
Thời gian chuẩn bị 1 giờ 30 phút
Thời gian nấu 20 phút
Tổng thời gian 1 giờ 50 phút
Khẩu phần 4 people
Calories 234kcal
Nguyên Liệu
  • 1 quả bưởi da xanh khoảng 1kg
  • 100 g đỗ xanh đã tuốt vỏ
  • 8 tbsp bột năng
  • 400 ml nước cốt dừa
  • 1 tbsp phèn chua
  • 150 g đường thốt nốt
  • 6 tbsp đường trắng
  • 6 tbsp muối
Hướng dẫn
Bước 1: Sơ chế bưởi
  • Đầu tiên bạn đem bưởi gọt vỏ bỏ đi phần vỏ xanh và lấy ra phần thịt bưởi, bạn giữ lại phần cùi bưởi. Đây là phần bạn lấy để nấu chè.
  • Tiếp theo bạn lạng bớt phần cùi gắn liền với thịt bưởi đi rồi xắt thành hạt lựu dày khoảng 1cm.
    Bạn chuẩn bị một thau nước khoảng 400ml sau đó cho phần muối đã chuẩn bị vào khuấy đều. Bạn cho phần cùi bưởi đã xắt hạt lựu vào nhào đều khoảng 5 phút sau đó ngâm khoảng 30 phút.
Bước 2: Nấu đỗ xanh
  • Bạn đem đỗ xanh đã tuốt vỏ ngâm khoảng 2 tiếng trước đó rồi đem đi rửa sạch. 
    Tiếp theo bạn cho vào nồi khoảng 300ml nước sau đó đun sôi.
    Khi nước sôi bạn đổ đỗ xanh vào và nấu trong khoảng 15 phút để đỗ nứt ra thì tắt bếp đem đổ ra rổ cho đỗ ráo nước.
Bước 3: Nấu cùi bưởi
  • Khi cùi bưởi đã ngâm được khoảng 30 phút bạn đem cùi bưởi xả trong nước sạch.
    Bạn nhào cùi bưởi rồi vắt sạch nước. Sau đó tiếp tục xả khoảng 5 đến 6 lần để loại sạch muối trong đó thì được.
  • Sau khi xả xong cùi bưởi bạn đun sôi khoảng 1 lít nước. Trong quá trình đun bạn giã nhỏ phèn chua và đổ vào nồi nước. Khi nước sôi bạn đổ cùi bưởi vào trần sơ trong khoảng 1 phút. 
  • Cùi bưởi xôi khoảng 1 phút bạn vớt cùi bưởi ra rồi cho vào thau nước đá lạnh khuấy đều sau đó ngâm trong nước đá khoảng 10 phút thì đem đi xả sạch. Bạn làm tương tự như khi xả muối để cùi bưởi loại bỏ hết đi phèn chua.
    Sau khi rửa sạch bạn đổ cùi bưởi ra tô rồi đổ vào đó 3 muỗng café đường đảo đều cho đường thấm vào cùi bưởi. Bạn ướp khoảng 30 phút cho đường tan ra rồi đem lên bếp đảo đều cho đến khi cùi bưởi khô lại thì lấy ra đổ vào tô.
  • Tiếp theo bạn cho bốn thìa bột năng vào tô rồi đảo đều cho bột bám đều vào cùi bưởi. Sau đó bạn cho ra một cái rổ lỗ to để bột thừa rơi hết ra ngoài.
  • Sau đó bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho cùi bưởi vào luộc. Bạn cho bưởi vào luộc khoảng 3 phút thấy cùi bưởi nổi hết lên mặt nước thì vớt ra để trong nước lạnh.
Bước 4: Nấu chè
  • Bạn sử dụng 100ml nước để khuấy tan đều bột năng. Đường thốt nốt bạn đem thái nhỏ cho dễ tan.
  • Tiếp theo bạn cho vào nồi 1 lít nước đun sôi. Sau đó bạn đổ hết phần đường thốt nốt vào đun đến khi sôi. Khi sôi bạn cho vào nồi một chút muối rồi cho phần cùi bưởi vào khuấy đều cho đến khi nước sôi lại.
  • Khi nước sôi bạn cho phần đỗ xanh vào sau đó đổ phần nước bột năng vào khuấy đều. Lưu ý bạn để lại 1 muỗng café bột năng để nấu nước cốt dừa. Sau khi bạn thấy bột năng đã trong suốt và chè đã sánh lại thì nêm nếm cho đủ vị ngọt rồi tắt bếp.
Bước 5: Nấu nước cốt dừa
  • Bạn đổ 400ml nước cốt dừa vào nồi đun sôi. Bạn cho hết phần đường, bột năng còn lại vào khuấy đều. Bạn khuấy cho đến khi nước cốt dừa sôi sánh lại là được.
Bước 6: Hoàn thành
  • Khi nước cốt dừa được nấu xong bạn đem múc chè ra tô sau đó dưới nước cốt dừa lên là được một bát chè bưởi ngon tuyệt. Bạn nên ăn kèm với đá sẽ ngon hơn.
Cách làm chè bưởi chi tiết

Bước 1: Cách làm chè bưởi – Sơ chế bưởi

Đầu tiên bạn gọt vỏ bưởi. Nếu bạn chọn bưởi da xanh thì khi bạn gọt vỏ ra bạn sẽ thấy lớp vỏ bên trong có màu hồng hồng. Bạn gọt bỏ hết phần vỏ màu xanh phía ngoài vỏ bưởi. Tiếp theo bạn gọt lấy phần thịt bưởi ra, phần cùi màu hồng nhạt bạn dùng để nấu chè.

Sau khi lấy được cùi bưởi, bạn đổ vào thau 400ml nước sau đó cho hết phần muối đã chuẩn bị vào khuấy đều cho tan ra. Tiếp theo bạn dùng dao lạng bớt phần cùi bưởi bên trong gần với thịt bưởi bỏ đi. Phần này rất dai nên khi nấu chè sẽ không ngon. Sau đó bạn xắt cùi bưởi thành hạt lựu nhỏ độ dày khoảng 1cm là được.

Bạn đã cắt xong cùi bưởi thì cho hết vào thau nước muối rồi nhào khoảng 5 phút. Bạn nhào bưởi trong nước muối sẽ giúp phần bưởi của bạn bớt đắng. Khi bạn nhào xong thì để ngâm cùi bưởi khoảng 30 phút.

Bước 2: Làm đậu xanh

Trong khi ngâm cùi bưởi, bạn đem đỗ xanh đã ngâm trong nước khoảng 2 tiếng đi rửa sạch để ráo nước. Tiếp theo bạn đổ đỗ xanh vào một cái nồi rồi đổ vào 300ml nước sau đó bạn bật bếp lên và nấu đỗ trong vòng 15 phút.

Bạn thấy đỗ xanh hơi nứt ra thì tắt bếp chứ không để đỗ nhừ. Khi nấu đỗ xong bạn đổ ra rổ cho đỗ ráo nước.

Bước 3: Cách làm chè bưởi – Nấu cùi bưởi

Cùi bưởi đã ngâm được khoảng 30 phút bạn đem vớt ra rồi cho lại vào nước sạch. Bạn cứ nhồi nó sau đó đem vớt lên vắt sạch nước. Bạn cứ làm như vậy khoảng 5 đến 6 lần cho đến khi cùi bưởi ra hết muối là được.

Khi cùi bưởi đã được xả sạch. Bạn đổ vào nồi 1 lít nước rồi đun sôi. Trong khi chờ nước sôi bạn đem phèn chua đi giã nát rồi đổ vào nồi nước. Khi nước sôi bạn cho phần cùi bưởi vào trần sơ khoảng 1 phút thì vớt ra. Việc bạn trần bưởi qua nước phèn chua sôi sẽ giúp cùi bưởi của bạn giữ được độ dai và loại bỏ vị đắng trong cùi bưởi.

Bạn trần cùi bưởi sôi trong khoảng 1 phút thì bạn vớt ra bỏ cùi bưởi vào thau nước đá lạnh. Bạn ngâm trong nước đá khoảng 10 phút giúp cùi bưởi của bạn giòn hơn. Sau khi ngâm nước đá xong thì bạn xả cùi bưởi lại với nước sạch khoảng 5 đến 6 lần. Bạn xả nhiều lần như vậy để loại bỏ sạch phần phèn chua khi trần bưởi.

Khi bạn xả sạch cùi bưởi và ăn thử mà cùi bưởi không còn vị đắng, vị chua thì bạn cho cùi bưởi vào một cái chảo. Đổ vào đó 3 muỗng café đường sau đó ướp khoảng 30 phút cho đường tan ra. Sau khi đường đã tan, bạn bật bếp để lửa thật nhỏ. Bạn đảo liên tục và đều tay để phần đường ngấm hết vào trong cùi bưởi. Sau khi bạn thấy phần cùi bưởi khô lại không còn chảy nước đường thì tắt bếp và đổ ra tô.

Tiếp theo bạn cho vào tô cùi bưởi bốn muỗng café bột năng rồi trộn đều để bột năng bám đều vào cùi bưởi. Lưu ý bạn cho vào lúc cùi bưởi vẫn còn nóng. Sau đó bạn đổ cùi bưởi ra một cái rổ lỗ to và lắc đều cho phần bột năng còn dư rớt ra ngoài.

Bạn bắc lên bếp một nồi nước rồi đun sôi. Khi nước sôi bạn đổ hết cùi bưởi vào luộc. Bạn luộc trong khoảng 3 phút thấy cùi bưởi nổi hết lên trên mặt nước thì vớt ra và ngâm vào nước lạnh. Bước làm này sẽ giúp cùi bưởi không dính vào nhau.

Bước 4: Cách làm chè bưởi – Nấu chè

Bạn sử dụng phần bột năng còn lại và đổ vào đó 100ml nước rồi khuấy đều cho bột năng tan ra. Đường thốt nốt bạn thái nhỏ để khi nấu đường nhanh tan hơn.

Tiếp theo bạn đổ vào trong nổi khoảng 1 lít nước. Sau đó bạn cho hết phần đường thốt nốt vào và nấu cho nước sôi lên. Khi nước sôi lên bạn cho vào nồi một ít muối sau đó bạn cho phần cùi bưởi vào đun sôi lại.

Khi nước sôi lại bạn đổ phần đỗ xanh vào và khuấy đều lên. Tiếp theo bạn đổ phần bột năng vào, bạn chừa lại khoảng 1 muỗng café để chút nữa nấu nước cốt dừa. Bạn cho bột năng vào trong chè để tạo độ sánh cho chè.

Khi bạn thấy bột năng đã trong lại và nồi chè sánh thì bạn tắt bếp. Bạn có thể nêm lại đường cho phù hợp với khẩu vị ăn của mình.

Bước 5: Nấu nước cốt dừa

Cuối cùng bạn nấu nước cốt dừa để hoàn thành nồi chè bưởi ngon miệng. Bạn đổ 400ml nước cốt dừa vào nồi và đồ phần bột năng, đường còn lại vào. Tiếp theo bạn cho vào nồi một chút muối sau đó bật bếp lên đun cho nước cốt dừa sánh lại.

Bước 6: Cách làm chè bưởi – Hoàn thành

Khi nước cốt dừa được nấu xong, bạn múc chè ra bát rồi dưới nước cốt dừa lên trên là hoàn thành món chè bưởi ngon tuyệt. Đây cũng là bước hoàn thành công thức cách làm chè bưởi này.

Món chè hoàn thành theo cách làm chè bưởi của bọn mình sẽ có màu vàng trong suốt của đường thốt nốt, chè sánh nhưng không quá đặc. Cùi bưởi và đỗ xanh không bị nhừ nát. Nước cốt dừa trắng ngà thơm ngậy. Khi bạn ăn chè bưởi thấy vị ngọt dịu của đường hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa. Ăn cùi bưởi giòn giòn, dai dai và không bị đắng. Tất cả hoà vào nhau thành món chè vừa ngọt, vừa thơm lại béo ngậy. Thêm một chút đá là gia đình bạn có thể thưởng thức được món chè ngon chuẩn vị rồi.

More episodes

View all episodes

  • 1. Cách Làm Sữa Chua 🥫

    08:57||Season 1, Ep. 1
    Sữa chua là loại thực phẩm vô cùng thân thuộc vì những lợi ích đáng tự hào của nó. Cùng áp dụng thử công thức cách làm sữa chua vô cùng đơn giản và ngon miệng cùng team Thật Là Ngon nhé. Các cụ ta thường có câu “Nhất dáng, nhì da”. Quả thật đối với con gái có được làn da đẹp là niềm mong ước. Các chị em luôn luôn tìm những công thức bổ dưỡng cho làn da và tốt cho sức khỏe của mình. Thứ nguyên liệu không thể thiếu trong các công thức làm đẹp của chị em từ trong ra ngoài đó là sữa chua. Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của sữa chua vì nó là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ có thể ăn nó hàng ngày để tăng cường sức khỏe và sở hữu một làn da đáng mơ ước. Ngoài bổ sung bằng cách ăn uống thì mọi người còn chế ra vô vàn công thức làm đẹp từ sữa chua. Ngoài bánh flan (Caramen), sữa chua là loại thực phẩm vô cùng thân thuộc vì những lợi ích đáng tự hào của nó. Với phương châm của người Việt Nam là “không ở đâu tốt bằng nhà làm” nên công thức để làm ra được một hũ sữa chua vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe được các chị em vô cùng chú ý. Tại sao chị em không giữ ngay cho mình một công thức cách làm sữa chua vô cùng đơn giản lại ngon miệng nhỉ? Print Cách làm sữa chua Sữa chua là loại thực phẩm vô cùng thân thuộc vì những lợi ích đáng tự hào của nó. Cùng áp dụng thử công thức nấu sữa chua vô cùng đơn giản lại ngon miệng cùng team Thật Là Ngon nhé. Course DessertĐặc sản Hy LạpKeyword sữa chua Thời gian chuẩn bị 10 phútThời gian nấu 40 phútThời gian ủ 12 giờTổng thời gian 12 giờ 50 phút Khẩu phần 4 người Calories 100kcal Nguyên Liệu60 g đường trắng1 hộp sữa đặc1 hộp sữa chua Vinamilk không đường2 bịch sữa tươi Vinamilk không đường12 hũ đựng sữa chua có nắp đậy Hướng dẫnBước 1: Chuẩn bị làm sữa chuaĐầu tiên bạn để hộp sữa chua cái ra ngoài nhiệt độ thường khoảng 1 giờ trước khi tiến hành làm sữa chua. Sau đó bạn mang hũ đựng sữa chua, dụng cụ làm đi tiệt trùng trong nước sôi khoảng 1 phút và để tự khô. Bước 2: Pha chế sữaTiếp theo bạn đổ một nửa lon sữa ông thọ vào một tô lớn. Sau đó thêm 600ml nước sôi vào tô. Rồi bạn đổ tiếp 60g đường và 2 bịch sữa tươi vào và khuấy đều cho tất cả hòa tan vào nhau. Sau khi đã hòa tan bạn cho hỗn hợp vào nồi và bật bếp đun ở lửa nhỏ. Đợi đến khi sữa sôi lăn tăn thì bắc xuống. Bạn bắc sữa xuống để sữa nguội còn khoảng 35 đến 40oC là thích hợp cho quá trình lên men của sữa. Khi sữa nguôi có một lớp váng sữa nổi lên bề mặt sữa, bạn dùng muôi vớt bỏ lớp váng đó đi. Bước 3: Trộn men cáiSau khi sữa nguội, bạn đổ hộp sữa chua cái vào tô và khuấy nhẹ theo một chiều để sữa chua cái tan đều trong sữa. Khi hoàn thành, bạn đổ dung dịch sữa chua vào từng hũ đựng sữa chua và đậy nắp lại chờ đem đi ủ. Bước 4: Ủ sữa chuaĐây là bước quan trọng nhất trong quá trình làm sữa chua. Bạn phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp trong suốt quá trình ủ sữa chua. Nhiệt độ thích hợp nhất để ủ sữa chua là từ 40 đến 50 độ C. Ban đầu bạn pha 700ml nước sôi và 300ml nước nguội để được hỗn hợp nước ủ sữa chua lần đầu. Sau đó cứ 4 tiếng bạn lại thêm nước sôi một lần để đảm bảo nhiệt độ khoảng 40oC trong suốt quá trình ủ. Bước 5: Hoàn thànhỦ sữa chua trong vòng 12 tiếng là hoàn thành. Bạn lấy sữa chua ra và kiểm tra xem sữa chua đã lên men đúng chuẩn rồi xếp sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Cách làm sữa chua chi tiết Bước 1: Chuẩn bị Đầu tiên các bạn cần làm là lấy hộp sữa chua Vinamilk để làm cái. Hiện nay có rất nhiều loại sữa chua trên thị trường nhưng chỉ có sữa chua Vinamilk là đem lại kết quả tốt nhất. Hơn nữa, sữa chua dùng để làm cái cần để ra ngoài nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ trước khi tiến hành bước tiếp theo trong cách làm sữa chua. Tiếp theo các bạn cần tiệt trùng hũ đựng sữa chua, dụng cụ làm sữa chua với nước sôi trong khoảng 1 phút. Nếu không tiệt trùng sạch sẽ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua. Không nên sử dụng khăn lau dụng cụ sau khi đã tiệt trùng vì không đảm bảo chiếc khăn của bạn có sạch sẽ hay không. Cách tốt nhất là để chúng tự khô sau khi tiệt trùng. Bước 2: Cách làm sữa chua – Pha chế Bạn sử dụng một nửa lon sữa đặc đã chuẩn bị và đổ vào một âu lớn. Lượng sữa đặc này đủ độ ngọt cho lượng sữa chua cần làm cho bốn người ăn. Tiếp đó bạn đổ 600ml nước sôi vào âu sữa đặc để hòa tan hoàn toàn sữa đặc. Tiếp đến bạn đổ 60g đường và 2 bịch sữa tươi vào và khuấy đều hỗn hợp cho đến khi mọi thứ hòa tan vào nhau. Sau khi đã hòa tan bạn đổ hỗn hợp vào nồi và bật bếp đun trong lửa nhỏ. Bước này giúp bạn tiệt trùng sữa và sắp xếp lại protein có trong sữa để quá trình lên men của sữa diễn ra thuận lợi hơn. Bạn đun đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp và đổ ra âu lớn. Không nên để sữa sôi quá to vì làm như vậy sẽ làm sữa mất chất. Sau đó bạn để sữa nguội trong khoảng 30 phút, khi sữa đã nguội còn khoảng 35 đến 40oC là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất để ủ sữa chua. Lưu ý nên sử dụng nhiệt kế để có được nhiệt độ chính xác nhất. Sau khi sữa nguội sẽ có một lớp váng sữa nổi lên trên bề mặt sữa, bạn lấy thìa vớt lớp váng sữa này và bỏ đi. Bước 3: Cách làm sữa chua – Trộn men cái Đây là bước quan trọng trong quá trình làm sữa chua. Bạn phải đợi để sữa đúng ở nhiệt độ thích hợp như đã nói ở trên thì quá trình lên men của sữa mới diễn ra thuận lợi. Nếu bạn để sữa quá nóng khi pha men cái vào sẽ làm vi khuẩn men chết hết và sữa chua sẽ không đông được. Khi đã đảm bảo nhiệt độ sữa thích hợp bạn đổ nhẹ nhàng sữa chua cái vào và khuấy đều theo một chiều. Lưu ý không được khuấy quá mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sữa chua. Bước 4: Cách làm sữa chua – Ủ Sau khi khuấy đều để men cái tan hoàn toàn vào sữa thì bạn nhẹ nhàng đổ dung dịch sữa vào những hũ đựng thủy tinh đã được tiệt trùng và đậy nắp lại. Bước cuối cùng là ủ sữa chua. Nó là bước khó nhất cũng là bước quan trọng nhất quyết đinh đến chất lượng sữa chua của bạn. Nếu ủ ở nhiệt độ quá cao vi khuẩn men sẽ không hoạt động được và sữa chua sẽ không đông. Còn nếu ủ ở nhiệt độ thấp sẽ làm vi khuẩn men hoạt động yếu dẫn đến sữa chua bị nhớt. Nhiệt độ lý tưởng để ủ sữa chua là từ 40 đến 50oC. Tuy nhiên khó ở chỗ là bạn làm sao đảm bảo được mức nhiệt độ này trong suốt quá trình lên men sữa chua. Các bạn nên theo dõi sữa chua của mình thường xuyên và cứ 4 tiếng các bạn nên thêm nước nóng một lần để đảm bảo được nhiệt độ phù hợp trong suốt quá trình ủ. Đầu tiên bạn cho 700ml nước nóng và 300ml nước nguội để pha được hỗn hợp nước dùng để ủ thích hợp nhất cho lần đầu tiên. Sau đó bạn xếp tất cả hũ sữa chua đã chuẩn bị vào hộp có nước sôi đã pha. Cuối cùng bạn để hộp vào nơi khô ráo rồi theo dõi quá trình lên men sữa chua. Nên nhớ sau 4 tiếng là các bạn phải châm nước nóng 1 lần. Cứ theo dõi như vậy sau 12 giờ là bạn đã hoàn thành hũ sữa chua đúng vị Bước 5: Cách làm sữa chua – Hoàn thành Một hũ sữa chua thành công là hũ sữa chua có bề mặt bóng mịn, không bị chảy nước. Sữa chua có mùi thơm dịu và ngọt nhẹ. Điểm quan trọng nhất là sữa chua phải đông và kết cấu mịn. Khi bạn dùng thìa múc vào hũ sẽ cảm thấy mịn như sinh tố bơ và không bị nhớt. Đó là một hũ sữa chua chuẩn vị. Những lợi ích mà sữa chua mang lại Tất cả mọi người đều biết sữa chua vô cùng tốt cho sức khỏe con người vì hàm lượng vitamin có trong nó. Nhưng phải điểm mặt chỉ tên những tác dụng tiêu biểu nhất của nó để các bạn biết sữa chua có lợi như thế nào. Tốt cho hệ tiêu hóa là điều đầu tiên người ta nhắc tới lợi ích của sữa chua. Trong mỗi hộp sữa chua đều có rất nhiều men vi sinh có ích. Men vi sinh có lợi giúp điều chỉnh hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó giúp hạn chế các vi sinh vật gây hại có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Đặc biệt, khi mắc các bệnh như đầy hơi, tiêu chảy bạn nên ăn sữa chua để tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà sữa chua còn tốt cho răng miệng. Trong sữa chua có hàm lượng đường nhất định nhưng nó không làm gây sâu răng. Các nhà khoa học tại Đại học Marmara – Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu và cho rằng sữa chua chứa hàm lượng chất béo thấp, không gây sâu răng và xói mòn men răng. Ngoài ra, axit lactic có trong sữa chua còn giúp bảo vệ phần nướu răng của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn một hộp sữa chua hằng ngày có nguy cơ mắc những bệnh răng miệng ít hơn 60% những người không ăn sữa chua. Bạn còn lưỡng lự gì nữa mà không áp dụng ngay cách làm sữa chua đơn giản này của team Thật Là Ngon. Hơn nữa, sữa chua còn rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Đây là một bệnh nguy hiểm thường gặp. Nếu bổ sung sữa chua hằng ngày, lượng kali có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể bạn. Theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho biết những người ăn sữa chua thường xuyên sẽ giảm nguy cơ về các bệnh cao huyết áp, tim mạch và thận hơn 54% so với những người ít ăn hoặc không sử dụng sữa chua. Một tác dụng tuyệt vời của sữa chua mà không thể không nhắc đến đối với các chị em đó là giảm cân. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Michael Zemel từ Đại học Tennessee, Knoxville: Khi ăn sữa chua cơ thể bạn tiết ra ít Cortisol hơn, giúp cho các axit amin dễ dàng đốt cháy các chất béo làm giảm hàm lượng mỡ bụng trong vòng eo của bạn. Những người áp dụng ăn kiêng kết hợp với sữa chua giúp giảm tới 22% kích thước của vòng eo so với những người chỉ áp dụng ăn kiêng đơn thuần. Sữa chua là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Theo khuyến nghị của bác sĩ mỗi người nên ăn một hũ mỗi ngày. Vì tác dụng tuyệt vời của sữa chua nên các chị em không ngại gì áp dụng ngay công thức cách làm sữa chua đúng chuẩn để cải thiện sức khỏe bản thân và gia đình mỗi ngày nhé.
  • 4. Cách Làm Kim Chi 🥬

    08:27||Season 1, Ep. 4
    Chắc bạn đã từng (rất nhiều lần) ăn thử món kim chi rồi phải không. Nhưng bạn có biết cách làm kim chi như thế nào không? Cùng đọc bài viết này để có thể tự tay mình chế biến món kim chi cho mình và gia đình nhé. Những năm gần đây văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ. Từ các “Oppa” Hàn cho đến văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng trở nên vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ẩm thực Hàn Quốc không chỉ hấp dẫn đối với giới trẻ mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều lứa tuổi từ già đến trẻ. Khi nhắc đến những món ăn như kim bắp, kim chi, cơm trộn, bánh gạo tokbokki… thì ai ai cũng biết. Có thể nói ẩm thực Hàn đã là một phần không thể thiếu trong sự đa dạng ẩm thực của người dân Việt. Nhắc đến những món ăn Hàn là nhắc đến cay và ngọt. Đây là hương vị đặc trưng của các món Hàn. Khi du nhập vào Việt Nam các món ăn mới lạ này được đón nhận một cách nồng nhiệt và để làm ra được những món ăn Hàn từ bàn tay của người Việt là cả một sự học hỏi và rút kinh nghiệm. Chúng ta không thể phủ nhận được sức hút từ món Hàn, đặc biệt là kim chi. Kim chi là món ăn truyền thống của Hàn Quốc. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại kim chi được học tử Hàn Quốc nhưng được ưa chuộng nhất và có thể biến chuyển hợp với khẩu vị của người Việt nhất vẫn là kim chi cải thảo. Print Cách Làm Kim Chi Món kim chi cải thảo có các bước làm khá đơn giản và phù hợp với khẩu vị của người Việt. Course SaladĐặc sản Hàn QuốcKeyword kim chi Thời gian chuẩn bị 2 giờ 30 phútThời gian nấu 30 phútResting Time 1 day 4 giờ 20 phútTổng thời gian 3 giờ Khẩu phần 4 people Calories 32kcal Nguyên Liệu1 kg bắp cải thảo1 củ hành tây2 tép tỏi1 nhánh gừng1 quả lê1 củ cà rốt1 củ củ cải trắng5 gram hẹ5 gram hành lá20 gram bột nếpnước mắmđườngmuối bộtớt bột Hàn Quốc Hướng dẫnBước 1: Sơ chế nguyên liệuBạn đem cải thảo rửa sạch để ráo nước rau đó bổ dọc bắp cải thảo làm đôi hoặc làm bốn. Sau đó bạn đem cải thảo đi ướp muối. Bạn lật lần lượt từng lá cải thảo và xát muối vào hai mặt của lá cải thảo cho đều muối rồi để khoảng 2 giờ. Cứ 30 phút bạn lật cải thảo một lần để tránh bị mặn. Bước 2: Làm gia vị ướpTrong thời gian bạn đợi cải thảo ngấm muối bạn làm gia vị ướp. Bạn lấy một nửa quả lê đem gọt vỏ bổ miếng nhỏ, làm tương tự với nửa hành tây rồi cho thêm tỏi, gừng rồi đem tất cả đi xay nhuyễn. Bạn có thể thêm ớt để món kim chi cay hơn. Tiếp theo sử dụng nửa quả lê còn lại thái sợi. Sau đó đem củ cải, cà rốt làm tương tự. Hành, hẹ bạn đem xắt khúc khoảng 3 cm. Khi sơ chế xong bạn đem 20g bột nếp hòa tan với 200ml nước. Sau đó đem lên bếp khuấy đều cho đến khi sánh lại. Khi bột đã nguội bạn cho 1 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm và khoảng 40g ớt bột hàn quốc và hỗn hợp gia vị đã xay ở trên vào khuấy đều. Khi hỗn hợp gia vị đã được trộn đều các bạn cho hết củ cải đã nạo sợi, rà rốt, hành, hẹ vào trộn đều để được gia vị ướp ngon nhất. Bước 3: Ướp cải thảoKhi cải thảo đã ướp được 2 giờ bạn đem cải thảo rửa sạch dưới vòi nước. Bạn có thể rửa từ 3 đến 4 lần để cải thảo đỡ bị mặn. Sau khi rửa xong các bạn để ráo nước và chuẩn bị một hộp có nắp để đựng kim chi. Khi cải thảo đã ráo nước bạn đem hỗn hợp ướp rải đều hai mặt từng lá từ ngoài vào trong của bắp cải thảo. Bước 4: Kim chi hoàn thànhƯớp xong cải thảo rồi các bạn cho hết vào hộp và đậy kín nắp. Bạn để hộp kim chi vào nơi thoáng mát từ 2 đến 3 ngày để cải thảo lên men. Sau khi kim chi hoàn thành các bạn để kim chi vào tủ lạnh và ăn dần. Chi tiết cách làm kim chi Bước 1: Sơ chế cải thảo Đầu tiên các bạn tách bắp cải thảo ra làm đôi. Lưu ý là tách dọc nhé, các bạn chỉ cần dọc một nửa từ cuống cải đến thân sau đó dùng tay xé đôi bắp cải ra. Khi chọn cải bạn nên chọn bắp nào mà khi cầm vào bạn cảm thấy chắc tay, đó là cải đã bó chặt và đủ độ già. Bắp cải thảo đó dùng để muối kim chi rất ngon. Sau khi tách cải xong các bạn đem cải đi rửa sạch. Tiếp theo để cải thảo ráo nước rồi đem đi ướp muối. Bạn chuẩn bị một cái thau hoặc cái thố khô dùng để ướp cải. Khi ướp cải bạn lật từng lá cải và chà muối lên hai mặt của lá cải. Các bạn làm nhẹ nhàng tránh để lá cải bị rời khỏi cuống. Cứ làm như vậy cho đến khi hết hai nửa cải thảo Khi hoàn thành xong công đoạn ướp muối, bạn để cải thảo ngấm muối khoảng 2 giờ. Cứ 30 phút các bạn lật cải một lần, nếu các bạn không lật sẽ làm cải thảo ngấm muối không đều, phần bên dưới cải thảo sẽ bị mặn hơn phần bên trên. Bước 2: Sơ chế gia vị ướp kim chi Trong thời gian ướp cải thảo, các bạn đem sơ chế các nguyên liệu còn lại. Các bạn gọt lê, lưu ý chỉ sử dụng nửa quả. Khi cho lê vào kim chi thì món kim chi của bạn sẽ thêm phần thanh mát và làm giảm vị chua mạnh của kim chi. Nửa quả lê này bạn thái miếng để đem xay. Tiếp theo bạn cho một nửa củ hành tây đã thái miếng vào chung với lê đã sơ chế. Sau đó cho tiếp tỏi, gừng thái lát vào chung và đem tất cả đi xay nhuyễn. Nếu các bạn muốn món kim chi của mình cay hơn thì các bạn có thể cho thêm ớt tươi vào xay chung với hỗn hợp gia vị. Khi đã chế xong hỗn hợp ướp kim chi, các bạn sơ chế nốt các nguyên liệu nốt các nguyên liệu đi kèm. Các bạn thái chỉ nửa quả lê còn lại. Sau đó thái sợi tương tự với cà rốt và củ cải trắng. Tiếp tục đem hành, hẹ cắt khúc khoảng 3 cm. Bước 3: Tạo gia vị ướp kim chi Giai đoạn tiếp theo trong cách làm kim chi là cho 20g bột nếp vào chảo, sau đó cho thêm 200ml nước và khuấy cho bột nếp tan vào nước. Khi bột nếp tan thì các bạn cho lên bếp đun đến khi nào sánh lại. Lưu ý khi đun bột nếp các bạn phải khuấy đều để bột nếp không bị lắng xuống và cháy. Sau khi bột sánh lại thì bạn tắt bếp và cho nó ra tô. Sau khi đợi bột đã nguội, bạn cho vào tô bột một muỗng đường, 2 muỗng nước mắm và hỗn hợp gia vị đã xay ở trên vào rồi trộn đều. Tiếp theo các bạn cho khoảng 40g ớt bột Hàn Quốc vào rồi quậy đều để hỗn hợp gia vị ướp hòa vào với nhau. Bước 4: Công thức làm kim chi – Ướp Sau khi hỗn hợp gia vị đã hoàn thành, các bạn cho luôn nguyên liệu đi kèm là củ cải trắng, cà rốt, hành, hẹ vào tô rồi trộn đều để tạo ra hỗn hợp ướp ngon nhất. Sau khi bạn ướp cải thảo với muối khoảng 2 giờ, bạn đem cải thảo rửa sạch với nước. Lưu ý rửa cải thảo dưới vòi nước xả liên tục chứ không rửa cải bằng thau vì như thế cải sẽ mặn. Bạn rửa khoảng 3 đến 4 lần nước để cải đỡ bị mặn. Sau đó bạn để ráo nước Ở bước cuối cùng cho cách làm kim chi này, bạn chuẩn bị một cái hộp để đựng cải thảo muối. Khi cải thảo đã ráo nước, bạn đem hỗn hợp đã pha rải đều vào hai mặt của mỗi lá cải thảo. Các bạn nhớ là phủ đều hỗn hợp lên toàn bộ lá cải thảo nhé, nếu không cải thảo sẽ không ngấm đều gia vị. Sau khi ướp xong bạn cho cải thảo vào hộp đã chuẩn bị sẵn. Khi đã ướp hết cải thảo các bạn đậy nắp hộp lại và để nơi thoáng mát khoảng 2 đến 3 ngày để cải thảo lên men. Để kiểm tra xem món kim chi đã hoàn thành chưa bạn chỉ cần nhấn nhẹ vào lá cải, nếu bạn thấy lá cải có sủi bong bóng nhẹ thì kim chi đã đủ độ chua và ăn được. Bước 5: Cách làm kim chi – Hoàn thành Nếu bạn làm đúng theo công thức cách làm kim chi của bọn mình thì món kim chi khi hoàn thành có màu đỏ tươi của ớt bột. Lá cải thảo dai và không bị nát. Mùi của kim chi là mùi thơm chua của cải đã lên men đủ độ, không có mùi rau bị ủng. Kim chi dậy mùi thơm của hỗn hợp gia vị. Khi ăn cho cảm giác giòn, dai, cay và có vị chua vừa đủ. Những cách ăn kim chi ngon miệng Kim chi là món truyền thống của người Hàn Quốc. Trong bất cứ bàn ăn nào của người Hàn cũng xuất hiện món kim chi này. Vì vậy kim chi được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Kim chi có thể dùng trực tiếp ăn với cơm. Vị chua chua, giòn giòn, cay cay của kim chi khi kết hợp với cơm thì không còn gì bằng. Nó như là một món rau muối thơm ngon và hút cơm Nó còn rất nổi tiếng trong món canh kim chi đậu phụ hoặc canh tương của người Hàn Quốc. Kim chi mang vị chua cay của mình kết hợp với đậu phụ thanh thanh làm nên món canh khó có thể chối từ. Đây là món ăn phổ biến và đặc trưng của người Hàn. Nó thực sự rất thơm ngon và đậm vị. Kim chi ngoài dùng để ăn chính thì nó còn được ăn kèm với các món nướng. Ở Hàn Quốc hay Việt Nam thì kim chi là món gia vị không thể thiếu khi ăn kèm với thịt nướng. Bạn chỉ cần cuộn một chút rau sống, phủ lên một vài lá kim chi sau đó là một miếng thịt nướng nóng hổi rồi cuộn lại và chấm với tương ớt sau đó cắn một miếng. Bạn sẽ cảm thấy không còn gì phải hối tiếc nữa. Kim chi để được bao lâu? Bất cứ món ăn nào cũng cần được quan tâm đến hạn sử dụng của nó. Đặc biệt là những món ăn nhà làm. Kim chi là một món lên men, nó đầy đủ chất dinh dưỡng và hương vị nhất trong 1 tuần. Các bạn nên sử dụng nó hết càng sớm càng tốt vì để lâu kim chi sẽ bị quá chua hoặc chuyển sang bị ủng. Kim chi còn được sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nữa. Đối với người Hàn, đây là món ăn không thể thiếu trong nền ẩm thực của đất nước của những “Oppa”, Còn đối với Việt Nam, kim chi là món ăn thú vị và hấp dẫn. Kim chi dần dần xuất hiện nhiều hơn trên bàn ăn của người Việt từ thường ngày đến tiệc tùng. Nếu các bạn là một fan của kim chi và đất nước Hàn Quốc thì hãy học ngay cách làm kim chi đơn giản này để có thể tự tay mình làm được món kim chi ngon đúng vị.
  • 3. Cách Làm Kem Chuối 🍨 🍌

    08:27||Season 1, Ep. 3
    Mỗi mùa hè đến là các món kem 🍦 trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Khi bị cái nắng cháy da cháy thịt hành hạ mọi người luôn muốn có một cái kem để xoa dịu đi cái nóng. Món kem chuối 🍌 được mọi người, mọi nhà ưa chuộng. Đây là một trong những món ăn khoái khẩu của trẻ con từ xưa đến nay. Cách làm kem chuối trong bài viết này của bọn mình rất dễ làm vì nguyên liệu của nó quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Chuối là một thứ quả đặc trưng của đất Việt. Từ chuối người Việt có thể chế biến ra vô vàn món ăn ngon miệng từ chính đến ăn vặt. Món ăn này được sáng tạo từ thứ quả vô cùng quen thuộc này. Để làm được một món kem từ chuối ngon không chỉ có những nguyên liệu đơn giản và các bước làm cũng đơn giản không kém. Vì thế món kem này như là một món kem “quốc dân” đối với những đứa trẻ Việt. Print Cách Làm Kem Chuối Kem chuối có thể làm theo những công thức khác nhau tùy vào thời gian và sở thích của mỗi người. Duới đây là một công thức cực kỳ đơn giản giúp các bạn làm ra món kem chuối ngon tuyệt giải khát trong mùa hè nóng nực. Course DessertĐặc sản Pháp, ÝKeyword chuối, kem, kem chuối Thời gian chuẩn bị 30 phútThời gian nấu 5 giờResting Time 5 giờ 30 phútTổng thời gian 5 giờ 30 phút Khẩu phần 4 people Calories 102kcal Nguyên Liệu10 quả chuối xiêm chuối chín50 g lạc (đậu phộng)400 ml nước cốt dừa2 tbsp bột năng0.5 tbsp muối2 tbsp đường3 tbsp sữa đặcDụng Cụ1 khay đựng kem Hướng dẫnBước 1: Rang lạcĐầu tiên bạn cho 50g lạc vào rang chín. Để lạc chín đều hơn bạn nên cho thêm chút muối vào khi rang lạc. Sau đó bạn để lạc nguội rồi tuốt vỏ đập dập. Bước 2: Nấu nước cốt dừaBạn cho 400ml nước cốt dừa vào nồi rồi bật lửa nhỏ. Đợi đến khi phần nước dừa sôi thì bạn đổ phần sữa đặc đã chuẩn bị vào. Tiếp tục cho thêm 2 muỗng đường và một chút muối rồi đun tiếp. Để hoàn thành bước nấu nước cốt dừa bạn cho bột năng đã hoàn tan với nước vào khuấy nhẹ và đun đến khi nào nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp. Bước 3: Làm kem chuốiTrong khi đợi nước dừa nguội bạn đem chuối ra lột vỏ và ép dẹt. Bạn ép khéo sao cho chuối không bị nát. Khi ép chuối xong và nước dừa đã nguội. Nếu bạn ép chuối trong túi nilong thì bạn để chuối vào một góc sau đó rải lạc đều hai mặt và đổ từ từ nước cốt dừa vào. Nếu bạn cho chuối vào khay đựng kem thì cũng làm tương tự nhưng nên cho que cầm vào khay để khi ăn kem sẽ dễ dàng hơn. Cuối cùng bạn cho toàn bộ số kem đã làm vào trong ngăn đá tủ lạnh và để khoảng 5 tiếng là hoàn thành. Bước 4: Kem hoàn thànhMón kem chuối hoàn thành phải là chiếc kem đã đông đặc. Chiếc kem có màu trắng ngày của nước cốt dừa, bên ngoài phủ một lớp lạc vừa đủ. Kem thơm nhẹ mùi nước cốt dừa và chuối. Khi ăn chiếc kem phải đảm bảo có độ giòn thơm của lạc, vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị mềm dai của chuối. Nếu có được một chiếc kem như vậy là bạn đã có được một món kem đúng chuẩn rồi. Cách làm kem chuối chi tiết Bước 1: Rang lạc Các bạn cho lạc vào chảo sau đó cho một chút muối vào và rang đều với lửa nhỏ. Rang lạc cho đến khi lạc vỏ lạc chuyển màu vàng sậm, nứt hạt là được. Có thể các bạn thắc mắc tại sao lại cho muối khi rang lạc? Bởi vì khi cho muối rang cùng với lạc sẽ giúp lạc chín đều hơn. Sau khi rang xong, các bạn để lạc nguội và tuốt sạch vỏ. Lạc được tuốt sạch vỏ, các bạn cho vào một túi nilong và giã nhỏ. Không nên giã nhỏ quá mà chỉ cần hơi nát là được. Bước 2: Cách làm kem chuối – Nấu nước cốt dừa Các bạn cho 400ml nước cốt dừa vào nổi. Lưu ý là đổ từ từ và bỏ đi phần cặn của nước cốt dừa. Sau đó bật bếp đun nước cốt dừa đến khi sôi thì bạn cho sữa đặc vào. Tiếp theo các bạn cho 2 muỗng đường và một chút muối rồi khuấy đều cho mọi thứ tan hết vào nhau. Trong quá trình đợi nước cốt dừa thì bạn lấy phần bột năng đã chuẩn bị sẵn và cho thêm 50ml nước lọc và khuấy đều lên cho bột tan ra. Sau khi đổ hết phần bột năng vào nước cốt dừa, các bạn khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa hơi sệt lại thì tắt bếp. Bước 3: Công thức kem chuối – Làm kem chuối Nước cốt dừa đã hoàn thành thì các bạn xử lý đến phần chuối 🍌. Đem 1 nải chuối lột vỏ và bỏ vào một tô lớn. Sau khi lột vỏ xong, các bạn sử dụng một túi nilong cỡ vừa để chuối vào và ép. Khi ép chuối lưu ý sử dụng vật năng có diện tích lớn để không làm nát chuối. Bạn ép đến khi chuối dẹp vừa, không mỏng quá là được. Thời gian ép chuối là thời gian đợi nước cốt dừa vừa nấu nguội. Sau khi công việc ép chuối hoàn thành thì bạn chờ đến nước cốt dừa nguội hẳn. Sau đó bạn lấy khay làm kem ra và đặt miếng chuối đã được ép lên. Lưu ý là lấy khay làm kem rộng hơn so với miếng chuối để còn khoảng trống chứa nước cốt dừa. Bạn có thể thay thế khay đựng kem bằng túi nilong cỡ vừa. Để thuận tiện khi ăn bạn nên đặt một chiếc qua gỗ hoặc que kem nhựa để khi món kem chuối hoàn thành sẽ giúp bạn thưởng thức món kem dễ dàng hơn. Khi nước cốt dừa đã nguội các bạn đổ nước cốt dừa vào khay kem có chuối hoặc đổ vào túi nilong có chuối và rắc một chút lạc vào. Nếu các bạn sử dụng túi nilong để làm kem thì các bạn nên cho quả chuối vào một bên sau đó khi đổ nước cốt dừa vào thì bạn gấp túi nilong đó gọn lại về bên có chứa chuối để được một que kem đúng chuẩn. Sau khi hoàn thành bước làm kem thì bạn cho khay kem hoặc túi kem vào ngăn đá tủ lạnh và để khoảng 5 tiếng. 5 tiếng là khoảng thời gian đủ để kem đông đặc lại. Bước 4: Hoàn thành món kem chuối Sản phẩm cuối cùng trong bài viết cách làm kem chuối này hoàn thành có màu trắng ngà của nước cốt dừa bao phủ chuối. Chiếc kem không bị quá cứng mà vẫn có sự mềm dẻo đúng chất kem. Ăn có vị thơm ngọt của nước cốt dừa, béo ngậy của chuối và thơm lừng của lạc rang. Kem chuối – món ăn vặt của tuổi thơ Hiện nay xã hội phát triển, đời sống vật chất của con người được nâng lên. Có thể người ta không còn nhớ đến những món ăn vặt rất đỗi đơn giản như kem chuối này. Đời sống bận rộn hơn làm người ta không còn có thời gian để làm những món ăn này mà thường sử dụng những gì có sẵn. Nhưng món kem chuối đối với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x là một món ăn vặt không thể nào quên. Nó là món quà kỷ niệm cho tuổi thơ vui vẻ và dữ dội. Khi đó có ít nhà nào có tủ lạnh, đặc biệt là đối với những gia đình ở nông thôn. Những ngày hè nóng như lửa đốt, những đứa bé chỉ mong sao có được một chút nước đá để uống. Những chiếc kem chuối có thể là những món quà xa xỉ vì để được ăn một chiếc kem chuối chúng phải tích cực nhặt những chai lọ đã dùng rồi để đem đi đổi. Thường những người bán kem 🍦 cho kem vào một hộp xốp và đi rao khắp phố, khắp làng. Đó là khoảng thời gian háo hức nhất đối với mỗi đứa trẻ vì chúng phải cân đo đong đếm xem chỗ sắt vụn của mình có thể đổi được một que kem hay không. Khi đổi được một chiếc kem thì tất cả cùng ăn chung, mỗi đứa cắn một miếng. Vị ngọt dịu và thơm lừng của kem chuối 🍌 bao trùm cả tuổi thơ ngọt ngào. Khi gia đình có điều kiện hơn một chút và sắm được một chiếc tủ lạnh thì không có điều gì sung sướng hơn khi thấy mẹ làm kem chuối. Anh em trong nhà quây quanh bếp của mẹ, háo hức theo dõi từng công đoạn mẹ làm và kiên nhẫn đợi cho đến lúc kem đông đủ độ. Thời gian chờ đợi luôn được đền đáp ngọt ngào khi hộp kem mới ra lò, anh em bạn bè vui vẻ chia nhau những chiếc kem thật là ngon. Nhớ tận hưởng thành quả từ cách làm kem chuối này với bạn bè và gia đình mình nhé! Có thể nói đây là món ăn gắn liền với tuổi thơ. Khi người ta lớn lên sẽ không còn có được cái cảm giác háo hức chờ đợi một hộp kem chuối mẹ làm nữa. Món ăn dù rất đỗi bình dị nhưng nó gợi nhớ cho nhiều người về một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Kem chuối để được bao lâu? Vì kem chuối 🍦 đều được làm từ những nguyên liệu tự nhiên nên không thể để được lâu như những loại kem được sản xuất với công nghệ cao. Để món kem không bị mất chất dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm ngon, bạn không nên để quá lâu. Món kem này được các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng không nên để quá một tuần vì chuối để lâu sẽ biến chất. Dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong ngăn đá tủ lạnh nhưng chất dinh dưỡng trong chuối vẫn bị thay đổi. Các bạn nên ăn ngay khi kem chuối hoàn thành và bảo quản càng ngắn ngày càng có lợi cho sức khỏe. Kem chuối có tốt không? Đây có thể là câu hỏi của nhiều người vì mỗi người khi ăn đều muốn ăn những thứ tốt cho sức khỏe của mình. Kem chuối được làm từ những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe. Chắc hẳn ai cũng biết chuối 🍌 tốt như thế nào đối với cơ thể con người. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng mỗi ngày một người nên ăn hai quả chuối thì sẽ có nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng bất cứ món ăn nào cũng vậy, ăn nhiều quá đều không tốt. Kem chuối ngoài được làm từ nguyên liệu chính là chuối thì cũng có những nguyên liệu như nước cốt dừa, sữa đặc, sữa tươi 🥛… Những nguyên liệu này rất dễ gây béo khi các bạn ăn quá nhiều. Nên mỗi ngày chỉ nên ăn từ một đến hai que là đảm bảo sức khỏe. Nhất là đối với trẻ em, việc ăn nhiều dễ khiến các bé bị viêm họng. Món kem chuối 🍦 là món vô cùng quen thuộc và dễ làm. Để giải tỏa cơn nóng mùa hè, các bạn có thể làm món kem chuối này bất cứ khi nào các bạn muốn với những nguyên liệu dễ tìm. Món kem chuối thơm dịu, mát lạnh và béo ngọt sẽ giúp các bạn dễ chịu hơn khi hứng chịu những cơn nóng. Hãy làm kem chuối theo cách mà các bạn muốn dựa vào các công thức, cách làm kem chuối mình đã gợi ý ở trên nhé. Chúc các bạn làm ra được món kem chuối mang phong các riêng của chính bạn.
  • 2. Cách Làm Bánh Flan 🍮

    10:37||Season 1, Ep. 2
    Bạn đang tìm kiếm cách làm bánh Flan 🍮 phải không? Cùng đọc bài viết hướng dẫn rất chi tiết này của bọn mình nhé. Ngày xưa các cụ ta thường có câu “nữ công, gia chánh”, điều này cho thấy khả nấu ăn là một lĩnh vực được coi trọng của người phụ nữ. Ngày nay nấu ăn chưa bao giờ giảm nhiệt khi trên tất cả các trang mạng xã hội luôn luôn có đề tài này. Cảm giác bản thân làm được một món ăn ngon cho gia đình, bạn bè là một điều hạnh phúc. Vì thế các chị em có hứng thú với nấu ăn luôn luôn tìm các công thức món ăn mới mẻ, thú vị để học tập. Những món bánh cũng nằm trong danh sách đó. Ở bài viết hôm nay mình cùng các bạn sẽ tìm hiểu về loại bánh đặc biệt mang tên bánh Flan. Món bánh này bắt nguồn từ phương Tây vì thế mới có cái tên khá Âu như vậy. Những năm gần đây, món bánh này trở nên rất phổ biến với giới trẻ bởi vị ngọt dịu, đắng nhẹ của caramen, thơm mát và béo ngậy rất hấp dẫn của món bánh này. Vào mùa hè nắng nóng mà được thưởng thức món bánh ngọt ngào này thì không còn gì tuyệt hơn. Print Cách Làm Bánh Flan Công thức của món bánh Flan rất đa dạng, tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng để có được món bánh hoàn hảo, mềm mịn mà không bị vỡ thì những nguyên liệu cơ bản và các bước làm đặc trưng thì không thể thiếu. Course DessertĐặc sản Pháp, Tây Ban NhaKeyword bánh, bánh lăng, caramen, crème, flan Thời gian chuẩn bị 20 phútThời gian nấu 20 phútResting Time 20 phútTổng thời gian 1 giờ Khẩu phần 4 people Calories 264kcal Nguyên Liệu10 quả trứng gà170 gram đường170 ml nước lọc1 tbsp nước cốt chanh500 ml sữa tươi không đườngDụng cụ1 chiếc khuôn làm bánh Hướng dẫnBước 1: Tạo lớp CaramenĐầu tiên bạn cho 120g đường và 170ml nước vào nồi sau đó bắc lên bếp và bật lửa. Bạn để lửa nhỏ cho đến khi lớp caramen chuyển sang màu cánh gián là được. Lưu ý không khuấy trong quá trình đun caramen.Khi lớp caramen chuyển màu hơi vàng thì bạn cho 1 muỗng nước cốt chanh vào và đợi nó chuyển màu cánh gián thì tắt bếp. Sau khi đã hoàn thành lớp caramen bạn đổ ra khay đựng bánh flan. Chú ý mỗi khay chỉ dải một lớp mỏng để tránh bánh flan bị đắng. Sau đó bạn để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút. Bước 2: Làm phần bánh FlanKhi làm phần bánh thì bạn lấy 10 quả trứng đập ra tô lớn. Bạn lấy 10 lòng đỏ và 4 lòng trắng. Tiếp theo bạn cho 50g đường vào và khuấy bằng tay nhẹ nhàng để tránh nổi bọt. Tiếp theo, bạn cho 500ml sữa không đường vào nồi và bắc lên bếp đun đến khi sữa nóng khoảng 70 độ C thì bắc xuống. Sau đó bạn đổ từ từ sữa vào hỗn hợp trứng và khuấy nhẹ nhàng. Khi hỗn hợp trứng sữa đã hòa tan vào nhau bạn cho hỗn hợp lọc qua một chiếc ray lỗ nhỏ để loại bớt những phần lợn cợn còn trong đó. Khi làm xong nhân bánh bạn bắt đầu đổ nhân vào khay đã chứa caramen. Lưu ý là bạn đổ nhẹ tay để tránh làm vỡ lớp caramen bên dưới. Bước 3: Hấp bánhKhi đã hoàn thành bạn cho toàn bộ khay bánh vào nồi hấp và hấp khoảng 20 phút là bánh chín. Bạn có thể dùng tăm để kiểm tra xem bánh đã chín hay chưa. Nếu bánh đã chín thì bạn lấy bánh ra và để nguội. Khi bánh đã nguội bạn lật ngược chiếc khuôn lại và đổ bánh nhẹ nhàng để được một chiếc bánh hoàn hảo và không bị vỡ. Bước 4: Hoàn thànhChiếc bánh flan hoàn thành là chiếc bánh có màu vàng cánh gián của lớp caramen mỏng nhẹ không bị hoà vào lớp nhân bánh bên dưới. Lớp bánh bên dưới có màu vàng nhẹ, mịn láng, dẻo mà không bị rỗ. Vị bánh có vị đắng nhẹ của lớp caramen và ngọt dịu, thơm ngậy của trứng sữa Cách làm bánh Flan chi tiết Bước 1: Tạo lớp caramen Bước này có thể nói là bước khó nhất trong quá trình làm bánh Flan vì người làm bánh cần có được sự khéo léo để có thể làm ra được lớp caramen màu đặc trưng và có vị đắng nhẹ đúng chuẩn. Đầu tiên bạn cần cho 120g đường và 100ml nước vào nồi sau đó bắc nồi lên bếp và bật lửa. Lưu ý, các bạn phải để lửa nhỏ vì nếu để lửa lớn thì caramen rất dễ bị cháy. Trong quá trình làm caramen thì bạn không được khuấy mà chỉ đợi đến bao giờ lớp caramen chuyển sang màu cánh gián là được. Sau khi đợi được lớp caramen chuyển sang màu hơi vàng thì bạn đổ một muỗng nước cốt chanh 🍋 vào và đợi nó chuyển sang màu cánh gián thì tắt bếp. Nước cốt chanh giúp lớp caramen không bị đông cứng mà tạo độ mềm dẻo. Sau khi tắt bếp, bạn đổ dần dần 70ml nước còn lại vào lớp caramen và lắc nhẹ nồi để lớp caramen tan đều ra là hoàn thành. Sau khi lớp caramen hoàn thành thì bạn đổ ra khay đựng bánh flan. Mỗi khay chỉ đổ một lớp không quá dày để làm mặt bánh. Nếu đổ quá nhiều bánh sẽ bị chuyển vị đắng và không còn ngon nữa. Khi đổ xong caramen vào khuôn bánh thì bạn cho tất cả khay bánh vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 15 phút cho lớp caramen đông lại thì bạn lấy ra. Bước 2: Làm phần bánh flan Đầu tiên bạn đập 4 quả trứng 🥚🥚🥚🥚 cho vào một tô lớn. Tiếp theo bạn đập 6 quả còn lại nhưng chỉ lấy lòng đỏ còn lòng trắng thì bỏ đi không dùng. Bạn không nên cho quá nhiều lòng trắng vì khi đánh trứng sẽ tạo nhiều bọt khí làm bánh bị bông và rỗ. Sau khi đập trứng xong bạn cho 50g đường còn lại vào và đánh đều lên. Lưu ý, khi đánh trứng thì bạn đánh nhẹ nhàng để tránh tạo nhiều bọt khí. Đánh đến khi đường tan hoàn toàn vào trứng. Bạn nên đánh bằng tay thay vì đánh bằng máy vì đánh bằng máy thì quá mạnh, trứng dễ bị nổi nhiều bọt khí. Sau khi đánh trứng xong, bạn cho 500ml sữa 🥛 không đường vào nồi và bắc bếp đun ấm sữa. Không đun sôi mà chỉ đun sữa nóng khoảng 70oC là được rồi. Sau đó bạn đổ sữa vào trứng. Bạn phải đổ nhẹ nhàng và từ từ vào trứng sau đó khuấy nhẹ nhàng cho chúng hòa vào nhau. Tất cả động tác phải nhẹ nhàng thì mới có được món bánh hoàn hảo nhất. Khi hoàn thành, bạn lược hỗn hợp trứng sữa qua một cái ray lỗ nhỏ để loại bỏ những phần lợn cợn còn trong hỗn hợp. Việc này sẽ giúp bạn có một chiếc bánh flan mềm mịn. Bước tiếp theo bạn lấy hỗn hợp đổ vào khay bánh. Như bước bên trên thì bạn phải đặt khay bánh có chứa caramen vào tủ mát khoảng 15 phút. Sau khi lấy ra bạn chế hỗn hợp trứng sữa vào khay. Lưu ý, bạn phải đổ nhẹ nhàng vào khay để tránh làm vỡ lớp caramen đã được làm đặc. Động tác này cần sự khéo léo và cẩn thận. Thời gian cần để lớp caramen đặc lại khá quan trọng, bạn cần phải chú ý. Khi bạn đổ bánh thì nên cho vào một vật đựng có mỏ như ca, cốc lớn để đổ lớp bánh dễ dàng hơn. Bước 3: Hấp bánh Sau khi hoàn thành động tác đổ bánh flan thì bạn đậy nắp lại, nhưng không đậy kín nhé. Sau đó bạn cho tất cả vào một khay hấp và hấp trong khoảng 20 phút. Trong quá trình hấp để thử bánh flan đã chín hay chưa bạn dùng một que tăm nhỏ xuyên nhẹ vào lớp bánh flan. Nếu có lớp flan dính vào que thử thì bánh chưa chín và cần hấp thêm. Ngược lại nếu lớp bột không còn dính tức là bánh đã chín. Nếu bánh đã chín thì bạn lấy bánh ra và để nguội. Khi bánh đã nguội bạn lật ngược chiếc khuôn lại và đổ bánh nhẹ nhàng để được một chiếc bánh hoàn hảo và không bị vỡ. Bước 4: Hoàn thành Chiếc bánh flan hoàn thành là chiếc bánh có màu vàng cánh gián của lớp caramen mỏng nhẹ không bị hoàn vào lớp bánh bên dưới. Lớp bánh bên dưới có màu vàng nhẹ, mịn láng, dẻo mà không bị rỗ. Vị bánh có vị đắng nhẹ của lớp caramen, thơm ngậy của trứng sữa và vị ngọt dịu. Những lưu ý khi làm bánh flan Như mình đã nói ở trên thì công thức, cách làm bánh flan có thể thay đổi tùy theo sở thích của các bạn. Ngoài nguyên liệu và các bước đặc trưng thì các bạn có thể thay đổi làm sao cảm thấy dễ làm nhất với mình và làm ra được món bánh flan ngon nhất. Các nguyên liệu cơ bản cũng có thể được thay thế tùy theo cách làm của mỗi người. Nếu muốn cho lớp caramen được màu đặc trưng thì thay vì đường trắng các bạn có thể chuyển sang đường hoa mai, đường màu để dễ lên màu hơn và tránh trong quá trình nấu lớp caramen bị cháy. Khi làm đến nhân bánh bên dưới, nếu bạn thấy lãng phí khi bỏ lòng trắng đi thì các bạn có thể tùy chỉnh số lượng trứng sao cho tỷ lệ trứng và sữa phù hợp để tạo nên màu đặc trưng của bánh mà vẫn không lãng phí. Khi sử dụng sữa thì bạn có thể chọn sữa có đường thay vì sữa không đường. Nhưng khi chọn sữa có đường thì bạn phải tinh giảm lượng đường đi để bánh flan có vị ngọt dịu mà không ngấy. Để tăng thêm vị thơm và độ ngậy cho chiếc bánh của mình bạn có thể cho thêm vani vào hỗn hợp trứng, sữa. Chiếc bánh sẽ mang đặc trưng riêng của bạn. Những nguyên liệu có thể thay thế và điều chỉnh số lượng nhưng các bạn cần đảm bảo các bước thực hiện thật khéo léo và nhẹ nhàng. Các bạn có thể sáng tạo nhưng đừng quên những bước cơ bản. Điều đó sẽ giúp các bạn có một chiếc bánh mang hương vị của riêng mình. Sử dụng bánh flan đúng hương vị Khi đã làm ra được một món bánh flan hoàn hảo, việc tiếp theo của bạn là thưởng thức nó. Bánh flan có rất nhiều cách để ăn vì chiếc bánh thơm ngon này rất phù hợp làm món ăn vặt của tất cả mọi người. Cách sử dụng bánh flan đơn giản nhất là cho bánh flan vào ngăn mát tủ lạnh sau đó bỏ ra ăn, thế là có một món ăn vặt khoái khẩu vào mùa hè. Vị ngọt dịu, thơm ngậy và mát mát sẽ xua tan đi cái nắng cháy da cháy thịt vào mùa hè. Ngoài cách ăn truyền thống đơn giản thì bánh flan được biến tấu thành vô vàn món ăn hấp dẫn. Đầu tiên là bánh flan được kết hợp với nước cốt dừa, sữa, siro và đá bảo. Nếu là tín đồ của bánh flan, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cách thưởng thức này. Chỉ cần thêm chút cốt dừa, 1 đến 2 thìa cà phê sữa đặc là được rồi. Bạn có thể cho thêm 1 thìa siro trộn với đá bào để có món bánh flan giải nhiệt thật ngon. Tiếp theo là món bánh cùng thạch và rau câu. Thạch, rau câu giòn sần sật được cắt nhỏ thành những miếng như ngón tay kết hợp với bánh flan rất phù hợp. Bạn có thể thêm chút hoa quả tươi như dâu tây, kiwi, mít,… Tất cả làm nên một món ăn vặt vừa mát, vừa ngon mà lại tốt cho sức khỏe. Để thêm hương vị Âu hóa, các bạn có thể kết hợp bánh flan với caramen và socola. Đây là món ăn béo ngậy và có hương vị độc đáo, mới lạ. Không mix bánh flan với cốt dừa thông thường nữa, bạn hãy làm sốt từ kem tươi với socola để rưới lên bánh flan. Đừng quên thêm đá bào nhỏ để thưởng thức loại đồ ngọt này. Phải nói rằng món bánh flan này là một món ăn vặt không thể bỏ qua. Đó là sự yêu thích bất tận đối với các bạn trẻ. Nhưng khi ăn các bạn cũng cần lưu ý một số điều về loại bánh này. Những lưu ý khi ăn bánh flan Cách làm bánh flan bao gồm các thành phần: Trứng, sữa tươi, đường… hòa quyện vào với nhau. Trong đó, trứng là nguyên liệu chính. Loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên nạp quá nhiều một lúc vào cơ thể. Nếu bạn không nên ăn quá nhiều trứng (trên 10 quả mỗi tuần được coi là không tốt) thì việc ăn bánh flan cũng vậy. Khoảng 3 – 4 hộp bánh flan mỗi tuần là phù hợp. Ngoài ra khi ăn quá nhiều bánh flan sẽ khiến bạn béo lên nhanh chóng vì các nguyên liệu của nó đều là những chất dễ gây béo. Nếu bạn là tín đồ của bánh flan thì nên lưu ý điều này. Bánh flan giữ được bao lâu? Khi làm bánh flan 🍮 thì các chị em thường quan tâm đến hạn sử dụng của nó. Tham khảo trên những hộp bánh flan được bày bán sẵn cho thấy bánh flan có hạn sử dụng khoảng 1 tháng. Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn làm bánh flan tại nhà, bảo quản ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong khoảng 10 ngày là an toàn nhất. Bài viết này đã cung cấp tất tần tật về cách làm bánh flan và cho đến cả cách ăn. Mình mong rằng qua bài viết các bạn có thể tự làm cho mình một chiếc bánh flan 🍮 hoàn hảo theo cách riêng và thưởng thức nó thật ngon miệng. Chúc các bạn thành công!