Share
Du lịch Hà Nội
Khám phá di tích thành Cổ Loa - Kinh đô nước Âu Lạc
Khu di tích Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như thành Ốc, Loa thành, thành Tư Long, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ.... Trải qua nhiều năm lịch sử, đến thời kỳ Ngô Quyền, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, tòa thành trải rộng trên địa phận của 3 xã là Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Với diện tích lên tới 500ha, đây là một trong những tòa thành có niên đại lâu đời nhất ở Việt Nam. Di tích thành cổ loa hiện nay đang dần trở thành địa điểm tham quan du lịch được nhiều bạn trẻ lựa chọn vào những dịp cuối tuần.
2. Kiến trúc kinh đô Cổ LoaTòa thành được xây dựng theo kiến trúc hình vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền toà thành có tới 9 vòng xoáy trôn ốc, tuy nhiên, hiện nay theo khai quật khảo cổ thì chỉ còn lại 3 vòng. Thành được phân làm 3 khu vực chính:
- Thành ngoại: kiến trúc Thành Cổ Loa có chiều cao trung bình của các lũy thời xưa là từ 4 đến 5m tuy nhiên cũng có một vài lũy đặc biệt được xây cao từ 8 đến 12m.
- Thành trung: Được xây dựng có kết cấu giống thành ngoại, nhưng diện tích của thành trung hẹp và kiên cố hơn với chu vi chỉ khoảng 6,5km.
- Thành nội: Đây là nơi ở của các đời vua và một số quan lại triều đình, nơi đây có chu vi khá nhỏ chỉ tầm 1,65km. Ngày nay, khu vực thành nội đã được nhân dân Cổ Loa xây dựng đền thờ vua An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu mất đầu và lưu giữ những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng.
Tọa lạc trên một gò đất hình đầu rồng, đền thờ An Dương Vương được bao bởi hai cánh rừng ở hai bên, phía bên dưới còn có hai hố tròn được gọi là mắt rồng. Theo sự tích thành Cổ Loa, phía giữa ngôi đền có tồn tại một ngôi giếng Ngọc, đây là mà nơi Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn theo như trong truyền thuyết.
3.2. Ngự triều di quyTheo lịch sử thành Cổ Loa đây là một ngôi đình cổ được chuyển từ nơi khác về và được dựng lại vào cuối thế kỉ 18. Hiện nay, đền còn được biết đến với tên gọi khác là đình Cổ Loa hay Ngự Đình. Kiến trúc nổi bật của ngôi đình là mái đình cong vút, phía trên cột đình có sự hiện diện của hai câu đối do thủ lĩnh Cần Vương Tôn Thất Thuyết từng nói về toà thành.
3.3. Am Bà ChúaNằm ngay bên trái của di tích lịch sử thành Cổ Loa là Am Bà Chúa. Nơi đây còn được dân làng Cổ Loa gọi là mộ Mị Châu, nơi thờ công chúa Mị Châu. Cạnh am là một cây đa già cỗi đã có tuổi đời hàng nghìn năm tỏa bóng mát xum xuê như dang tay bao bọc, che chở am nhỏ.
Tương truyền rằng sau khi chết Mị Châu hóa thành hòn đá và trôi dạt về bãi Đường Cấm, phía Đông thành Cổ Loa. Người dân trong thành thấy vậy bèn cùng nhau đem võng ra cáng về.
3.4. Đền thờ Cao LỗNằm ngay gần đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời vị tướng tài ba Thục Phán An Dương Vương, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc chỉ huy quân dân ta xây dựng khu di tích thành Cổ Loa.
Nhìn chung, theo thời gian, thành Cổ Loa Đông Anh có được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch nhưng vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính trong kiến trúc thời xưa. Trải nghiệm du lịch Hà Nội chắc chắn bạn sẽ giúp bạn được mở mang rất nhiều kiến thức đấy!
More episodes
View all episodes
Cẩm nang chi tiết tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam
00:24|Dulich3mien.vn tin rằng chắc chắn nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ rằng bảo tàng là một nơi nhàm chán, chỉ dành cho ‘người già’. Nhưng có lẽ từ giờ bạn sẽ thay đổi quan điểm đó sau khi ghé thăm những bảo tàng hấp dẫn nhất hiện nay, trong đó, nhất định phải kể đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bạn có biết, bảo tàng này đã được TripAdvisor xếp hạng 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á không? Khi đến bảo tàng tham quan, bạn sẽ bất ngờ trước khung cảnh và giá trị văn hóa truyền thống ở nơi đây. Sau đây mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm để bạn có chuyến tham quan bảo tàng Dân học Việt Nam một cách trọn vẹn nhất nhé! Xem thêmThời gian mở cửa và giá véBảo tàng Dân tộc học Việt Nam mở cửa từ 8h30 – 17h30 từ Thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần, đóng cửa vào thứ Hai và dịp Tết Nguyên Đán.– Vé vào cửa: 40.000 VNĐ/người, miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, thẻ nhà báo, thẻ người bạn của BTDTHVN…– Các trường hợp miễn giảm giá vé: 10.000 VNĐ/học sinh, 15.000 VNĐ/sinh viên, giảm 50% giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người Dân tộc thiểu số (phải xuất trình giấy tờ chứng minh).– Các chi phí khác khi đến bảo tàng dân tộc học Việt Nam Máy ảnh du lịch: 50.000 VNĐ/máy.Phí thuyết minh trong nhà tiếng Việt: 50.000 VNĐ.Phí thuyết minh ngoài trời tiếng Việt: 50.000 VNĐ.Phí thuyết minh toàn bộ bảo tàng tiếng Việt: 100.000 VNĐ.Phí thuyết minh trong nhà tiếng Anh/Pháp: 100.000 VNĐ.Vậy bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có gì hấp dẫn du khách?Bảo tàng gồm 3 khu trưng bày: khu trưng bày trong nhà có tên là Trống Đồng và Cánh Diều, và khu trưng bày ngoài trời rộng 2 ha.Khu trưng bày trong nhà có diện tích lên tới 25000m2 và được mô phỏng theo hình dáng trống đồng – biểu tượng của nền văn minh Việt. Các hiện vật trong gian trưng bày được bài trí theo lối kể chuyện, mỗi câu chuyện được liên kết chặt chẽ và xuyên suốt, phản ánh cuộc sống muôn màu của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Khu trưng bày trong nhà bảo tàng dân tộc học Việt Nam chia làm 9 chủ đề chính:Khu giới thiệu chung Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Kinh, Mường, Thổ, ChứtNgữ hệ Nam Đảo ở miền núi: Ê Đê, Gia Rai, Raglai, Chu RuCác dân tộc Chăm, Hoa, Khơme.Nhóm Tày Thái – Kadai: giới thiệu các Dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Thái, Bố YNhóm Hán – Tạng: giới thiệu các Dân tộc Cống, Sán Dìu, Ngái, Lô Lô, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Si La.Nhóm Môn – Khmer ở miền núi: 5 Dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Kháng, Ơ Đu) và 15 Dân tộc ở miền Trung – Tây Nguyên.Nhóm H'mông – Dao: giới thiệu các Dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn.Khu trưng bày ngoài trời bảo tàng dân tộc học Việt Nam có 9 công trình kiến trúc dân gian được xây dựng rất đặc sắc, đó là:Nhà sàn dài của người Ê ĐêNhà trệt của người Chăm.Nhà rông của người Ba Na.Nhà sàn của người Tày.Nhà ngói của người Việt.Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao.Nhà mồ của người Gia Rai.Nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông.Nhà trình tường của người Hà Nhì.Trên đây là những review chân thực về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam của chúng mình. Hy vọng những thông tin trên đã đủ hấp dẫn bạn, để bạn có một chuyến đi chơi vừa lý thú lại vừa thu nạp được nhiều kiến thức hay ho nhé!Cầu Thê Húc - Giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của Hà Thành
00:26|Là một trong những di tích cổ thuộc quần thể di tích Hồ Hoàn Kiếm - Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vẫn uy nghi, bình lặng đứng giữa lòng Hà Nội ồn ã. Đi cùng với quãng thời gian ấy là những câu chuyện đầy thú vị về ý nghĩa và kiến trúc của cây cầu.Sở hữu màu đỏ son, Cầu Thê Húc được ví như dải lụa đào, bắc qua làn nước xanh ngọc bích của hồ Gươm, dẫn lối vào đền Ngọc Sơn. Tất cả tạo nên một khung cảnh hài hòa mà cuốn hút. Cùng khám phá thêm những thông tin về cầu Thê Húc cùng Du lịch ba miềnLịch sử xây cầu Thê HúcCuối đời nhà Lê, khi Cung Khánh Thụy bị vua Lê Chiêu Thống phá hủy, đền Ngọc Sơn được một người tên Tín Trai dựng nên trên nền cung điện cũ. Tuy nhiên, ra đền vẫn phải đi thuyền vì chưa có cầu. Đến năm 1865, khi đền Ngọc Sơn xuống cấp và được ông Nguyễn Văn Siêu hay còn gọi là ông Thần Siêu- một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Hà Nội, tu sửa lại, đồng thời cũng cho làm cầu bắc ra đền. Chiếc cầu được đặt tên là cầu Thê Húc, mang ý nghĩa là Nơi mà ánh sáng được lưu lại hay Nơi ngưng tụ ánh hào quang. Vào thời nhà Nguyễn, mỗi lần tới mùa thi hương, các sĩ tử đều muốn tới đền Ngọc Sơn, nơi thờ Văn Xương Đế Quân để lễ xin đỗ đạt. Cây cầu cũng vì vậy mà luôn chật ních người. Tết Nhâm Thìn năm 1952, người dân đi lễ đền quá đông, dẫn đến cây cầu bị sập mất một nhịp. Thị trường Hà Nội lúc đó, ông Thẩm Hoàng Tín quyết định cho phá dỡ cây cầu cũ, xây cầu Thê Húc mới theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Điểm đặc biệt của thiết kế mới là vẫn giữ nguyên dáng cong và thoải của cây cầu, chỉ làm cho cầu vững hơn khi đúc móng cầu bằng xi măng, đồng thời dựng thêm lan can để người dân đi lễ chùa được an toàn hơn.Kiến trúc cầu Thê HúcKết cầu cây cầu mang đậm nét kiến trúc cổ, giống như những ngôi nhà xa xưa của người dân vùng Sông Hồng với mộng, trụ giá, khóa gang,... Cây cầu khi xưa có 15 nhịp, gồm 32 chân cột gỗ trụ xếp thành 16 đôi. Cầu được lát ván gỗ và sơn màu đỏ đậm như son với hai chữ “Thê Húc” được thếp vàng. Trong thiết kế cây cầu ngày nay của Nguyễn Ngọc Diệm vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc nhưng vót nhọn đầu trụ mang hàm ý tưởng nhớ chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.Màu sơn đỏ của cây cầu cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Cầu Thê Húc dù xưa hay nay đều mang sắc đỏ son, đây là màu tượng trưng cho mặt trời, màu của sự may mắn và sự sống trong quan niệm văn hóa Á Đông. Thêm vào đó, cây cầu hướng về phía Đông - phía mặt trời mọc. Điều này phù hợp với cái tên mang Thê Húc, ý mong nhận trọn vẹn nguồn dưỡng khí từ trời đất. Quần thể công trình quanh Cầu Thê Húc - Tháp Bút - Đài Nghiên - Đền Ngọc SơnTháp BútTháp được xây bằng đá, trên một ngọn núi nhỏ ngay cạnh Nghi Môn Ngoại, bên trên tạc 3 chữ “tả thanh thiên” mang ý nghĩ “viết lên trời xanh”, trên đỉnh là ngọn bút lông vươn thẳng lên trời cao. Tháp Bút được coi như biểu tượng cho tinh thần văn chương, hiếu học của các sĩ tử xưa.Đài Nghiên Đây là điểm đến tham quan ngay gần cầu Thê Húc, được làm bằng đá có hình một nghiên mực hình trái đào bổ ngang, được đặt trên 3 con cóc. Trên thân nghiên có khắc một bài minh do Nguyễn Văn Siêu soạn. Tương truyền, khi mặt trời chiếu rọi, bóng của Tháp Bút và Đài Nghiên sẽ tạo nên một hình ảnh đầy ý nghĩa.Cầu Thê Húc từ lâu đã được coi là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa Hà Thành, một chứng nhân lịch sử khi trải qua nhiều biến cố cùng dân tộc. Mang nét đẹp cổ kính mà lộng lẫy, cây cầu vẫn luôn là một tuyệt tác kiến trúc giữa lòng thủ đô.1. Khám phá thành Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc cổ xưa
00:22||Season 1, Ep. 1Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, Thành Cổ Loa là một trong những công trình cổ xưa nhất còn sót lại. Ngôi thành mang giá trị văn hóa sâu sắc này ẩn chứa những câu chuyện đầy thú vị còn được lưu truyền lại cho đến ngày nay.Thành Cổ Loa lưu lại dấu ấn trong tâm trí mỗi người Việt với truyền thuyết vua An Dương định đô, chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn ra trăm tên hay mối tình đầy bi thương giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Cùng với đó là kiến trúc đầy độc đáo, cũng là một minh chứng cho sự sáng tạo vô biên của người Việt xưa.Sự tích An Dương Vương xây thành Cổ LoaTương truyền sau khi lên ngôi, lập ra nước Âu Lạc - nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vua Thục Phán đã quyết định rời đô từ Phong Châu về Phong Khê (Cổ Loa hiện nay). Nói đến khu vực Cổ Loa, vùng đất mang một vị trí đắc địa nằm tại đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng. Hội tụ ở đây là mạng lưới sông Hồng và sông Thái Bình, hai con sông lớn nhất chi phối toàn bộ hệ thống giao thông đường thủy Bắc Bộ lúc bấy giờ. Có thể nói, từ đất thành Cổ Loa, thuyền bè có thể di chuyển đến mọi vùng đất từ Tây Bắc, qua đến Đông Bắc. Với lượng phù sa bồi đắp từ hai dòng sông lớn, Phong Châu khi đó là một vùng đồng bằng trù phú với dân cư đông đúc. Việc An Dương Vương rời đô về Cổ Loa cũng mang một ý nghĩa quan trọng khi đánh dấu dân tộc ta chính thức rời khỏi vùng trung du miền núi, về đến đồng bằng màu mỡ. Đây là một bước chuyển ngoặt nhất là đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước như Việt Nam. Tuy nhiên, khi vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa lại nhiều lần thất bại. Tòa thành xây đến đâu, đổ đến đấy, không thể đứng vững. Theo sự tích cổ thì nhờ có sự giúp đỡ của Thần Kim Quy nên thành mới có thể hoàn thành đầy vững chắc.Thần Kim Quy và chiếc nỏ Liên Châu: Trước khi rời thành trở về với biển cả, thần Kim Quy còn cho An Dương Vương một chiếc móng rùa để làm lẫy nỏ. Sau nhiều ngày kỳ công chế tạo, tướng Cao Lỗ làm nên nỏ thần Liên Châu. Chiếc nỏ vừa dài vừa nặng, cần đến một sức lực lớn mới có thể kéo nỏ bắn ra. Trong cổ tích, nỏ thần Liên Châu có thể bắn ra cả trăm tên trong một lần, trăm phát trăm trúng. Nhờ có nỏ thần mà vua Thục Phán mới có thể bảo vệ thành Cổ Loa khỏi sự xâm lược của Triệu Đà. Trên thực tế, tướng Cao Lỗ được coi là ông tổ của ngành vũ khí khi chế tạo ra nỏ Liên Châu, có thể bắn ra nhiều tên cùng một lúc. Ở thời đại bấy giờ, nỏ Liên Châu như một phát kiến đầy trí tuệ và sáng tạo của người Việt với mong muốn gìn giữ bờ cõi.Thiết kế độc đáo của thành Cổ LoaĐược các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”Người xưa với sự khéo léo đã tận dụng địa hình tự nhiên để dựng thành bằng cách đắp nối những gò đất cao để tạo những dải tường thành, sau đó lại đắp để nối thành một vòng thành. Thành được xây bên cạnh con sông Hoàng - một nhánh sông lớn thuộc mạng lưới sông Hồng. Người dân đã dẫn nước từ con sông vừa để làm hào bảo vệ thành, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho toàn thành. Thành Cổ Loa được xây chủ yếu từ đất, sau đó là lớp đá và gốm vỡ kè ở chân thành để tăng sự kiên cố, đồng thời chống sụt lở thành. Thành Cổ Loa ngày nay do sự tàn phá của thời gian và bom đạn chiến tranh cũng không còn nguyên vẹn hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, từ những di tích khảo cổ học, chúng ta có thể hiểu về tòa thành này như một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, thể hiện trí thông minh, tính sáng tạo cùng trình độ kỹ thuật vượt bậc của người Việt cổ. Đồng thời, tòa thành cũng là một di sản văn hóa mang giá trị lịch sử, văn hóa và quân sự trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.Công viên Đầm Sen Nước có gì thú vị?
00:24|Công viên Đầm Sen Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tham quan nôi bật của người Sài Gòn nói riêng và du khách thập phương nói chung. Nơi đây hiện là điểm vui chơi phù hợp cho mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em. Đến với công viện bạn sẽ được hòa mình vào không khí tươi mát và thực sự đáng nhớ.Đầm Sen Hồ Chí Minh được chia thành 2 khu riêng biệt là Đầm Sen Khô và Đầm Sen Nước mỗi khu vực đều có cổng chính và cổng phụ riêng.Cổng chính của Đầm Sen là Đầm Sen Khô tọa lạc ở đường Lạc Long Quân nằm ngay gần đường Hòa BìnhCồng thứ 2 của Đầm Sen tức Đầm Sen Nước nằm ở đường Hòa Bình và điểm đến này cách vòng xoay và đường Lạc Long Quân khoảng chứng 600m.Một số tuyến xe bus bạn có thể lựa chọn để di chuyển: 11, 23, 38, 15, 62, 69, 64Khu vui chơi mở cửa từ T2 đến T6 từ 7h30 đến 18hGiá vé từ 150,000đ cho người lớn và từ 110,000đ cho trẻ em từ 0,8m đếm 1,4m và miễn phí cho trẻ dưới 0,8m. Bạn có thể mua vé ở cổng hay tại các đại lý bán vé. Đến đây bạn hoàn toàn yên tâm với tư trang mang theo vì ở khu du lịch có riêng 1 khu để đồ dành cho khách với mức giá dao động từ 20 - 30,000 đ/lươtKhám phá những trò chơi thú vị ở Đầm Sen Nước tại đâyBãi đá sông Hồng - Điểm đến dã ngoại của người dân Hà thành
00:26|Bãi đá sông Hồng nằm ven dòng sông thơ mộng cùng không gian thanh bình của cỏ cây hoa lá. Nơi đây đã trở thành địa điểm check in hot nhất của Thủ đô. Khi đến với địa điểm này du khách có thể tận hưởng không khí thoáng đãng, lộng gió cùng ngàn sắc hoa ngập trànĐây là điểm đến lý tưởng để lưu giữ những phút giây đáng nhớ cùng người thân và bạn bè. Bãi đá sông Hồng tọa lạc ở ngõ 264 Âu Cơ, Tây Hồ, nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút lái xe. Một số trải nghiệm ở bãi đá sông Hồng phải kể đến như:Thăm quan vườn hoa sông Hồng: Đây là khu vực trung tâm của bãi đá với quy mô rộng lớn cùng hàng trăm loài hoa khoe sắc. Giá vé vào cửa khoảng 30,000-50,000 đ tùy vào thời điểm trong năm. Nếu đến đây vào các tháng khác nhau bạn cũng có thể ngắm nhìn các loài hoa khác nhau nhưng thời điểm đẹp nhất là vào tháng 10 đến tháng 2, lúc này là mùa hoa cúc họa mi, hướng dương đua nhau khoe sắcThưởng thức những trái dâu tây chín mọng ở vườn dâu Chimi Farm: Đây là một trong những trang trại dây tây lớn của Hà Nội và là điểm check in xin xò của giới trẻ. Dâu ở đây được trồng gối liên tục 2 tuần /1 lần nên bạn hoàn toàn yên tâm là luôn có dâu tươi ngon. Bạn có thể check in hoặc thưởng thức những trái dâu căng mọngDã ngoại, cắm trại ở bãi đá: Khi đến với bãi đá sông Hồng thì không thể bỏ qua hoạt động picnic cắm trại. Du khách có thể vừa ngắm hoàng hôn dần buông xuống khuất sau dòng sông Hồng hiền hòa. Vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức bbq thì thật là tuyệt.Cùng khám phá thêm những trải nghiệm thú vị tại bãi đá sông Hồng ngay tại đâyTháp Rùa
00:18|Tháp Rùa, Hồ Gươm là hình ảnh quen thuộc với người Việt, được gọi nôm na là tháp 3 tầng. Từ thời vua Lê Thánh tông nơi này đã được sử dụng để làm nơi câu cá cho vua. Sang thời Lê, chúa Trịnh lại cho xây dụng đình tả vọng. Nhưng trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang nhà Thanh cầu cứu đã đem phá bỏ tất cả những gì họ Trịnh đã xây dựng.Dưới con mắt nghệ thuật thì Tháp Rùa không hề đẹp vì nó là sự kết hợp khá vụng về nhưng ngày nay lại trở thành minh chứng lịch sử, là biểu tượng của Thủ đô.Bạn có thẻ tham quan Tháp Rùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vào mỗi mùa thì Tháp Rùa lại có một vẻ đẹp riêng. Đặc biệt, vào mùa thu bạn sẽ cảm nhận thấy mùi hoa sữa nồng nàn khắp các phố phường Hà Nội. Ngoài ra, khi các hàng cổ thụ ven hồ rụng lá lác đác thì bạn còn cảm nhận được sự bình yên rất riêng ở nơi đây.Bởi Tháp Rùa được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên điểm đến này mang đậm phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc Việt Nam với phong cách cửa vòng đậm chất Pháp như vẫn kết hợp với mái công kiểu phương ĐôngTìm hiểu thêm về Tháp Rùa Hồ GươmMột vòng khám phá chợ Tân Định
00:20|Chợ Tân Định nằm trên đường Hai Bà Trưng ở quận 1, ngôi chợ này đã gắn bó với người dân Hồ Chí Minh hơn 90 năm. Đến đây bạn có thể trải nghiệm văn hóa ẩm thực với các món ăn ngon và vẫn giữ được hương vị xưa.Khu chợ này bán nhiều món ngon của Sài thành như cháo ếch, hủ tiếu, súp cua. Ngoài ra, ở đây cũng bán nhiều mặt hàng khác nhau như ẩm thực khô, tươi sống hay quần áo với vô số các sạp hàng avf đặc biệt là không phân khu. Chỉ cần đi một vòng quanh chợ là bạn có thể chọn lự được đồ mà mình cần.Đến với chợ Tân Định bạn nhất định phải thử một số món ăn đặc sắc nhưSúp cua Hạnh: Món ăn này có hương vị đậm đà níu chân nhiều du khách khi đến với Tân Định. Một phần súp cua ở đây rất đầu đặn và đủ các nguyên liệu như thịt cua, thịt gà, trứng cút, óc heo, trứng bắc thảo... Khi ăn bạn có thể thêm gia vị như ớt bột, tiêu cay hay rau mùi.Mì chú Cẩu: xe hủ tiểu này vẫn giữ nguyên được hương vị xưa và luôn được lòng du khách bởi nước lèo thanh ngọt, sợi mì mềm mại nhưng vẫn giữ được độ dai. Ngoài hủ tiếu quán còn bán hoành thánh, hủ tiếu xương, mì khôCháo ếch: Cháo ếch ở đây được đánh nhuyễn và ngọt, thịt ếch đậm vị, dai dai, khi ăn bạn can nước kho vào cháo và thưởng thức những miếng thịt đậm đàXem chi tiết tại đây1. Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
00:15||Season 1, Ep. 1Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam không chỉ là điểm đến tham quan thú vị và thu hút đối với các bạn nhỏ mà đây cũng là nơi cung cấp nhiều tư liệu quý giá cho người lớn.Bảo tàng tọa lạc ở số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, bảo tàng là nơi trưng bày hơn 1400 mẫu vật, nơi đây tái hiện đầy đủ và sinh động sự sống của hàng triệu sinh vật. Nơi đây cũng thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên cứu học tập và tìm khám phá hơn về lĩnh vực này.Khi bước chân vào Bảo tàng bạn sẽ có cảm giác như ngược dòng thời gian để trở về quá khứ cổ đại với thiên nhiên trù phú cùng vô vàn các loài động thực vật quý hiếm.Tại căn phòng trung tâm có cấu trúc vòng cung, bạn sẽ nhìn thấy bức tường bằng gỗ chặm khắc cây tiến hóa, thể hiện đầy đủ sự phát triển của 5 giới sinh vật là tiền thân, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.Tiếp theo là khu vực lịch sửu sự sống với mẫu hóa thạch của 4 thời kỳ phát triển địa chấtThời kỳ tiền Cambri: Xuất hiện vào 4500 - 541 triệu năm trướcThời Đại sinh cổ vào 541 - 252 triệu năm trướcThời Đại trung sinh vào 252 - 66 triệu năm trướcThời Đại tân sinh vào 66 triệu năm đến ngày nayNgoài ra, còn có các khu trưng bày tiêu bản xương, mô hình động vật hoang dã được bố trí sắp xếp sinh động. Khi đến đây bạn có thể chiêm ngưỡng một thế giới tự nhiên hùng vĩ và vô cùng kỳ diệu.Cùng dulich3mien khám phá thêm về bảo tàng thiên nhiên Việt Nam